Sử dụng biến tần Siemens Micromaster 420 cho hệ thống bơm điều áp

Bơm chất lỏng là một thiết bị ứng dụng rất nhiều trong đời sống và công nghiệp, với ứng dụng đơn giản và phổ biến nhất của của bơm là cung cấp một lượng chất lỏng, nước tới một nơi khác. Lưu lượng và áp suất của bơm là một đại lượng mà chúng ta khó kiểm soát chính xác.

Đối với bơm truyền động bằng động cơ đốt trong lưu lượng và áp suất có thể điều khiển được bằng cách tăng giảm lượng nhiên liệu cấp cho động cơ, làm thay đổi tốc độ động cơ từ đó thay đổi được lưu lượng và áp suất bơm. Việc điều khiển chủ yếu bằng con người thông qua cảm quan thực tế hoặc qua các thiết bị đo. Và rất khó trong việc điều khiển chính xác.

Tuy nhiên trong công nghiệp hiện nay có nhiều hệ thống yêu cầu  cao về bơm, ví dụ như bơm với một lưu lượng được điều khiển, duy trì áp suất ổn định trên đường ống. Để làm được điều này chúng ta cần sử dụng biến tần kết hợp với những loại bơm chuyên dụng.

Với yêu cầu duy trì áp suất ổn định trong đường ống chúng ta có thể giải quyết bài toán chỉ với biến tần kết hợp với thiết bị đo áp suất mà không cần phải sử dụng PLC.

Ở nội dung bài viết này các bạn sẽ sử dụng biến tần MM420 của Siemens, đương nhiên trên thực tế thì chúng ta có thể sử dụng được nhiều loại biến tần khác của nhiều hãng khác nhau, chỉ cần biến tần đó có tính năng điều khiển PID là được. Nếu bạn đọc muốn gặp khó khăn khi thực hiện, hoặc cần hướng dẫn sử dụng biến tần loại khác hoặc hãng khác xin liên hệ với chúng tôi, chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí cho các bạn.


Sử dụng PLC điều khiển biến tần

Biến tần là thiết bị dùng để điều khiển động cơ 3 pha như chạy đảo chiều, thay đổi tốc độ, moment... Biến tần có thể hoạt động độc lập mà không cần thêm thiết bị điều khiển khác hoặc là vài thiết bị đơn giản như biến trở, nút nhấn là có thể điều khiển được động cơ chạy, dừng, đảo chiều, thay đổi tốc độ.

Tuy nhiên việc điều khiển như vậy không được linh động và hiệu quả không cao, nó chỉ phù hợp với các ứng dụng đơn giản, không có sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ cấu. Đối với những ứng dụng phức tạp hơn, yêu cầu về điều khiển linh hoạt hơn, số lượng cơ cấu nhiều hơn thì lúc đó chúng ta nên (hoặc phải) dùng PLC để điều khiển biến tần.


Cáp USB to RS232 tính năng thực (truly full featured)

Ngày nay sự phát triển của kinh tế cộng với nền công nghệ cao phát triển mạnh, các sản phẩm công nghệ cao ngày càng phổ biến hơn đối với người dân. Việc sở hữu một Laptop là điều hết sức đơn giản, đặc biệt là sinh viên.

Đi kèm với tính di động ngày càng cao, các laptop hiện đại bây giờ đều lược bỏ đi các cổng kết nối cổ điển như VGA, LPT (kết nối máy in), COM (RS232: kết nối ngoại vi),... Điều này hoàn toàn hợp lý và có ý nghĩa lớn khi mà các thiết bị hiện nay đều gọn và nhẹ, trong khi các cổng kết nối này lại hầu như không bao giờ được sử dụng tới. Vì tất cả các thiết bị sử dụng những loại cổng kết nối như thế này gần như rất hiếm.


Đó là trong sinh hoạt hàng ngày, tuy nhiên lĩnh vực công nghiệp thì hoàn toàn khác. Có những thiết bị có tuổi đời vài chục năm vẫn còn được sử dụng rộng rãi như PLC, HMI (màn hình giao tiếp người dùng), Servo, Inverter (biến tần),... Hầu như các thiết bị này sử dụng cổng COM (RS232) để kết nối với máy tính. Đáp ứng nhu cầu nên hiện nay trên thị trường có rất nhiều thiết bị, cáp chuyển đổi từ cổng USB 2.0 và USB 1.0 sang cổng COM RS232, giá cả và chất lượng cũng có nhiều bậc.


Các sản phẩm USB-RS232 hiện nay trên thị trường chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc với giá rất mềm, chỉ tầm 50k chúng ta đã có được một cọng cáp USB-RS232. Tuy nhiên cũng có sản phẩm có giá 100k, 200k, 500k và hơn nữa.

Cáp USB to Serial (RS232C) sử dụng chip CH340

Nhược điểm của các loại cáp giá rẻ là chỉ nối được với một vài thiết bị có giao thức đơn giản mà thôi. Loại cáp này sẽ không kết nối được với một vài thiết bị sử dụng giao thức phức tạp hơn.

Hiện nay trên thị trường Việt Nam theo các nhân đánh giá thì cáp của hãng Z-Tek (sử dụng chip FTDI) đang hoạt động khá hiệu quả. Kết nối tới những thiết bị mà các loại cáp khác không kết nối được. Tuy nhiên cáp cũng phải bó tay trước vài thiết bị khó chịu khác. Với những thiết bị như vậy chỉ có một cách duy nhất là dùng máy tính để bàn có cổng COM.



Cáp USB to RS232 của hãng Z-Tek sử dụng chíp FTDI

Tuy nhiên có một thiết bị chuyển đổi USB to Serial giải quyết được các vấn đề mà các loại cap khác đang gặp phải. Tại sao nó lại làm được như vậy? Vẫn sử dụng chip chuyển dổi USB to Serial CH340 như vài loại cáp khác tuy nhiên nó lại được trang bị thêm một vũ khí rất hữu hiệu đó là gắn thêm chip đệm  GD75232 (loại chip được sử dụng cho giao tiếp cổng COM trên các mainboard máy tính để bàn). Vì lý do đó mà loại cáp này chưa phải lùi bước trước một thiết bị nào.


Cáp USB to RS232 được trang bị chip đệm GD75232
Sản phẩm cáp USB to RS232C sử dụng chip đệm GD75232 đang được cung cấp bởi PLC Solution Inc. LH: 0903597448.